Filler ngày càng trở thành bí quyết làm đẹp được ưa chuộng của nữ giới bởi vừa mang tính thẩm mỹ cao lại vừa không cần nghỉ dưỡng. Thế nhưng, hãy cùng ThS-BS Nguyễn Tiến Huy cân nhắc các vấn đề sau trước khi lựa chọn phương pháp làm đẹp này nhé.
Cần hiểu rõ Filler là gì? Thành phần chính của Filler
Filler là tên gọi chung của các chất làm đầy bao gồm cả silicon và Filler HA, thế nhưng Silicon từ lâu đã bị cấm trong làm đẹp vì gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
HA (Tên viết tắt của Hyaluronic Acid) cũng là một chất có sẵn trong cơ thể chúng ta, cũng có tác dụng hút ẩm, duy trì độ ẩm, từ đó khiến da căng mọng hơn. HA hiện được coi là thành phần filler tốt nhất hiện nay, vì nó không chỉ làm căng da tức thì mà có bù đắp được khả năng tự sản sinh HA của cơ thể.
Hiệu quả của Filler chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định
Hiệu quả kéo dài 6-12 tháng, không có tác dụng lâu dài như phẫu thuật thẩm mỹ, tiêm filler chỉ có hiệu quả nhiều nhất là 1 năm. Sau đó, HA sẽ tự tan dần trong cơ thể. Nếu bạn muốn duy trì hiệu quả thẩm mỹ trên khuôn mặt, bạn sẽ phải đi tiêm filler ít nhất 2 lần mỗi năm.
Hiệu quả làm đẹp của filler phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ?
Các bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao sẽ biết chọn liều lượng filler thích hợp để tạo được hiệu quả tự nhiên nhất, khiến người khác không nhận ra là bạn đã tiêm filler. Filler giúp bạn có một diện mạo trẻ trung và căn mượt và cực tự nhiên.
Vì thế, mặc dù những bài viết tiêu cực về filler vẫn đang càng tràn lan trên các mặt báo, tuy nhiên bạn cũng đừng quá tiêu cực về phương pháp thẩm mỹ này nhé. Vì khi lựa chọn đúng bác sĩ có tay nghề uy tín cũng như cơ sở làm đẹp chất lượng thì Filler thực sự trở thành giải pháp làm đẹp có nhiều giá trị.
Ngăn chặn những nếp nhăn
Ngoài giúp cải thiện các đường nét trên khuôn mặt như độn cằm, tiêm môi, tiêm mũi thì Filler có tác dụng làm đầy mô dưới da, vì thế, bạn có thể thực hiện tiêm filler ở những nơi có nguy cơ hình thành nếp nhăn sớm như đuôi mắt, rãnh mũi và má để giữ được gương mặt tươi trẻ, ngoài ra tiêm filler còn ứng dụng trong việc làm đầy thái dương và hóp má giúp gương mặt trở nên trẻ trung, nữ tính hơn.
Ai không nên tiêm Filler?
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên tiêm filler.
- Những người đang bị xoang không được tiêm filler.
- Nếu bạn đang có lịch đi khám, chữa răng thì không nên tiêm filler trước đó, nên để lịch tiêm filler trước khi đi khám răng 1 tuần (Lý do là những tác động của việc khám nha khoa: phải há miệng quá to, hoặc bị nha sĩ tì tay vào hàm cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến vùng được tiêm filler).
Lựa chọn đúng cơ sở uy tín, bác sĩ có tay nghề
Bạn cũng rất cần nên tìm hiểu kỹ xem bác sĩ ấy có bằng cấp, chứng chỉ như thế nào, và có thể đề nghị xem ảnh của các bạn nhân đã được bác sĩ đích thân thực hiện. Đây là phương pháp thẩm mỹ hiện đại được Thẩm mỹ viện Sài Gòn Venus thực hiện theo cấp phép của Bộ Y tế đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Vì trên thị trường hiện nay, vẫn có rất nhiều ca biến chứng do filler, bản chất filler không hề xấu nhưng khi khách hàng bị tiêm filler bởi những người không có chuyên môn sẽ dễ gây ra tình trạng hoại tử vì tiêm nhầm vào mạch máu.